Yêu Bản Thân Để Có Sức Khoẻ Toàn Hảo

DINH DƯỠNG CHO HÀM RĂNG CHẮC KHỎE

Chúng ta không thể có một nụ cười “tỏa nắng” nếu thường xuyên gặp phải các vấn đề về răng miệng. Sâu răng, răng yếu hay ố vàng là hệ quả từ chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng thiếu khoa học. Để có một hàm răng khỏe đẹp, bạn hãy bổ sung các dưỡng chất này vào thực đơn ăn uống của mình.

Vitamin D

Vitamin D là một loại vitamin “thần thánh” có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hấp thụ canxi từ thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Canxi là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển và tăng cường sức khỏe của xương cũng như răng. Nhưng nếu không có vitamin D, dù bạn có bổ sung bao nhiêu thực phẩm giàu canxi cho cơ thể đi chăng nữa, hệ tiêu hóa cũng khó mà hấp thụ được.

Ánh sáng mặt trời là một nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên. Nhưng tắm nắng không thể đem lại đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. 

Rau củ quả chứa nhiều Vitamin D: Nấm Hương, Nấm Bào Ngư, Nấm Mỡ (hay còn gọi là Nấm Trắng), Đậu phụ, Đậu Nành, Ngũ cốc

Nguồn thực phẩm từ động vật: Cá, Trứng

Vitamin A

Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển và khả năng tự hồi phục của cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và cải thiện thị lực. Bổ sung vitamin A là giải pháp thông minh nhằm ngăn chặn những căn bệnh phổ biến liên quan đến răng miệng nói riêng và các căn bệnh khác nói chung. Đồng thời, nó còn có khả năng đẩy nhanh quá trình hồi phục các tổn thương ở răng, lợi. Bạn có thể thêm cà rốt, bí đỏ, khoai lang, ớt đỏ, xoài… vào thực đơn ăn uống của mình vì đây là các loại thực phẩm giàu vitamin A.

Vitamin K2

Vitamin K2 liên quan mật thiết tới sức khỏe xương và răng. Chúng cũng là nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo canxi nằm ngoài các mạch máu của bạn. Vitamin K1, loại vitamin được tìm thấy nhiều trong các loại rau lá xanh sẽ được hệ tiêu hóa chuyển thành vitamin K2 khi đưa vào cơ thể.

Những thực phẩm chứa nhiều Vitamin K1:

  • Rau cải bó xôi
  • Basil (húng quế)
  • Cải xoăn
  • Bắp cải
  • Mùi tây
  • Bông cải xanh
  • Măng tây
  • Cần tây
  • Cây ngón tay
  • Dưa chuột
  • Rau xà lách
  • Cà rốt
  • Dầu Olive
  • Đinh hương

Các loại rau trên… khi vào cơ thể, sẽ chuyển hóa một phần vitamin K1 thành K2 để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu cho rằng chúng không phải là nguồn cung cấp chính, nên chỉ có thể xem là một nguồn bổ sung Vitamin K2 cho cơ thể thôi. Trong khi đó, thịt gà và thịt bò chứa khá nhiều vitamin K2, đặc biệt là phần nội tạng như gan. Không chỉ có tác dụng cải thiện chiều cao mà hai loại thịt này còn góp phần hỗ trợ cơ phát triển khoẻ mạnh, săn chắc hơn. Bên cạnh thịt thì trứng cũng là nguồn cung cấp vitamin K2 tuyệt vời. Trong đó, lòng đỏ trứng là nơi chứa vitamin K2 nhiều hơn.

Canxi

Chúng ta thường nhầm lẫn rằng: nếu xương của ai bị yếu đi (như trường hợp loãng xương), họ cần thêm canxi. Trên thực tế, có nhiều khả năng là họ đã có đủ canxi, nhưng không cung cấp đủ các loại vitamin hoà tan trong chất béo để cơ thể có thể hấp thụ.

Trong một số trường hợp, chất bổ sung canxi (đặc biệt là dưới dạng canxi cacbonat) đã được chứng minh là không mang lợi nhiều lợi ích cho sức khỏe của xương và răng, thậm chí, nó còn có thể gây hại tới cơ thể của chúng ta. Tốt nhất, bạn nên bổ sung canxi ở dạng sinh học tự nhiên từ các loại thực phẩm như rau lá xanh, hạnh nhân…

  1. Hạt hướng dương
  2. Sò, nghêu
  3. Các loại đậu còn non nguyên vỏ ( đậu que, đậu xanh, đen còn non)
  4. Bông cải xanh
  5. Khoai lang
  6. Quả cam
  7. Các loại hạt dinh dưỡng đặc biệt là hạt hạnh nhân
  8. Rau dền
  9. Bí đỏ
  10. Tảo biển ( rong biển)
  11. Hạt mè ( vừng)
  12. Đậu trắng:
  13. Cải xoăn và các loại rau xanh đậm.
  14. Đậu nành non và đậu phụ
  15. Đậu rồng
  16. Giá đỗ
  17. Cần tây
  18. Rau Bina
  19. Cải Thìa
  20. Rau Diếp

Nguồn thực phẩm từ động vật: Sò, Nghêu, Các loại cá…