Yêu Bản Thân Để Có Sức Khoẻ Toàn Hảo

DINH DƯỠNG CHO ĐẠI TRÀNG KHỎE MẠNH

Thực phẩm không phải là phương thuốc giúp chữa khỏi bệnh các bệnh lý liên quan đến đại tràng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chúng được xem là công cụ hữu ích giúp giảm viêm và dự phòng bệnh về đại tràng. Vì vậy, để tăng cường sức khỏe bảo vệ cơ quan này, các bạn có thể bổ sung các thực phẩm tốt cho đại tràng sau đây.

20 thực phẩm tốt cho đại tràng

Theo các chuyên gia, tiêu hóa lành mạnh chính là chìa khóa giúp hệ tiêu hóa và cơ thể khỏe mạnh. Đây cũng chính là yếu tố cần thiết giúp tăng cường chức năng hoạt động của đại tràng. Đồng thời giúp bảo vệ cơ quan này khỏi tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng hoặc polyp đại tràng,…

Dưới đây là các loại thực phẩm tốt cho đại tràng nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày:

1. Cá hồi

Nghiên cứu khoa học về thành phần dinh dưỡng có trong cá hồi cho hay, thực phẩm này chứa lượng lớn acid béo omega – 3. Hoạt chất này được chứng minh có tác dụng tốt đối với đại tràng và tim mạch.

Omega – 3 tìm thấy trong cá hồi có tác dụng giảm viêm, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm ở đại tràng. Không những thế, acid béo này còn có công dụng cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng và stress. Vì vậy, bổ sung cá hồi vào khẩu phần ăn với liều lượng phù hợp giúp bảo vệ dạ dày, đại tràng chống lại ung thư.

2. Thịt nạc

Theo viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, người bệnh cần bổ sung lượng thịt nạc cần thiết trong và sau khi bị viêm đại tràng. Với hàm lượng protein được dồi dào trong thịt giúp đại tràng khỏe mạnh. Bên cạnh đó, chúng còn giúp thúc đẩy tốc độ hồi phục nhanh chóng.

Đặc biệt, protein chứa trong thịt còn có tác dụng chống stress, căng thẳng và giảm nhiễm trùng. Vì vậy, thường xuyên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch của đại tràng, làm giảm nguy cơ viêm.

Một số loại thịt nạc được xem là lựa chọn tốt cho đại tràng như thịt da cầm không da, thịt nạc lợn, thịt bò thăn hoặc thịt lợn thăn,… Những loại thịt này giàu protein nhưng ít chất béo bão hòa nên không gây khó tiêu, ảnh hưởng xấu đến dạ dày và đại tràng.

3. Dầu ô liu

Nghiên cứu lâm sàng trên 25.000 người bệnh của đại học Đông Anglia – Anh cho hay, dầu ô liu có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đau hoặc viêm loét ở đại tràng. Theo các chuyên gia, hàm lượng acid oleic trong dầu thực vật này khá cao, có công dụng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể và giúp giảm cholesterol xấu trong máu. Vì vậy, chúng giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và tiểu đường. Không những thế, acid oleic chứa trong dầu ô liu còn có tác dụng giảm viêm, giúp kìm hãm sự phát triển của bệnh viêm đại tràng.

4. Các loại hạt

Các loại hạt có lợi đối với sức khỏe đại tràng thường được các chuyên gia khuyến khích sử dụng như hạt óc chó, hạt hạnh nhân,… Những hạt này chứa lượng lớn acid béo không bão hòa, không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ dự phòng bệnh ở đại tràng. Tuy nhiên, trong trường hợp mắc bệnh viêm loét đại tràng, người bệnh không nên tiêu thụ. Bởi chúng chứa hàm lượng chất xơ cao có thể khiến triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

5. Bơ

Bơi là thực phẩm cung cấp chất béo không bão hòa tốt đối với cơ thể và đại tràng. Chúng giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết chống lại tình trạng thiếu hụt dưỡng chất. Đồng thời còn giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, phòng ngừa bệnh viêm đau hoặc viêm loét xảy ra ở cơ quan này. Để có thể hỗ trợ điều trị và ngăn chặn bệnh đại tràng, người bệnh nên sử dụng bơ 2 – 3 lần mỗi tuần. Có thể ăn bơ nguyên trái, sinh tố hoặc dùng làm sốt phết bánh mỳ.

6. Dưa hấu

Dưa hấu giàu lycopene, là một chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn chặn viêm và ung thư ở đại tràng. Không những thế, thực phẩm này không làm tăng chỉ số đường huyết, giúp phòng bệnh tim mạch và huyết áp. Đặc biệt, với bản chất mềm, dưa hấu giúp dễ tiêu hóa, rất thích hợp đối với những đối tượng bị bệnh viêm ruột.

7. Táo

Theo các chuyên gia, trong táo có chứa hàm lượng lớn pectin. Đây là một trong những chất xơ hòa tan có tác dụng tốt trong việc làm mềm và đẩy phân ra ngoài dễ dàng. Vì vậy, chúng giúp giảm nhanh tình trạng viêm loét đại tràng ở đối tượng bệnh.

8. Lê

Quả lê chứa nhiều chất xơ, kali và natri,… Vì vậy, chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch đường ruột, đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Từ đó giúp giảm nhanh triệu chứng đầy hơi, chướng bụng do viêm đại tràng gây nên.

9. Trứng

Trứng là một trong những nguồn cung cấp protein dồi dào, giúp bồi bổ cơ thể. Bên cạnh đó, hàm lượng acid amin có trong loại thực phẩm này còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, cải thiện sức khỏe đại tràng. Đặc biệt, với thành phần vitamin B, lecithin và selen có trong trứng gà giúp giảm thiểu các triệu chứng ợ hơi, khó tiêu do viêm đại tràng gây nên. Đồng thời những hoạt chất này còn giúp phòng ngừa bệnh ung thư.

10. Sữa chua

Sữa chua có chứa probiotics có lợi cho hệ tiêu hóa. Chúng giúp làm sạch đường ruột, đại tràng và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, tiêu thủ lượng đủ sữa chua mỗi ngày giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể, giúp phòng ngừa bệnh ở đại tràng.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sữa chua, người bệnh nên chú ý đến lượng đường. Việc dung nạp quá nhiều đường chính là nguyên nhân khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, khi dùng sữa chua cải thiện sức khỏe đại tràng, bệnh nhân nên chọn loại sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường.

Ngoài các loại thực phẩm nêu trên, bệnh nhân có thể sử dụng các loại đồ ăn sau đây nhằm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đại tràng.

  • Bột yến mạch
  • Bí đao
  • Chuối
  • Trái mâm xôi
  • Gạo lứt
  • Bông cải xanh
  • Cà rốt
  • Atiso
  • Đu đủ
  • Củ cải đỏ

Lời khuyên về chế độ ăn giúp đại tràng khỏe mạnh

Để việc sử dụng thực phẩm mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là đại tràng, người bệnh nên thực hiện theo các lời khuyên sau đây:

  • Hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn thực phẩm chiến rán ra khỏi khẩu phần ăn
  • Không ăn quá nhiều thịt bò, thịt lợn hoặc thịt cừu trong một tuần
  • Tránh uống rượu, bia hoàn toàn hoặc nếu uống chỉ nên uống với lượng vừa phải
  • Hạn chế sử dụng đồ uống chứa chất kích thích
  • Kiêng các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói hoặc xúc xích, lạp xưởng,…
  • Nên sử dụng thực phẩm giàu protein như thịt gà không da, cá
  • Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại ngũ cốc khác
  • Nên ăn nhiều trái cây, có thể dùng trái cây tươi hoặc đông lạnh
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể dùng nước ép trái cây thay thế
  • Xây dựng bữa ăn không thể thiếu đậu lăng, đậu đen hoặc đậu đỏ,…
  • Ăn nhiều rau xanh có lợi cho đại tràng như cà chua, rau diếp cá, dưa chuột,…

Hầu hết các loại thực phẩm tốt cho đại tràng nêu trên đều là những loại thức ăn dinh dưỡng hàng ngày khá quen thuộc. Vì vậy, để tăng cường sức khỏe cho đại tràng, người bệnh nên luân phiên bổ sung vào khẩu phần ăn.

(Nguồn: thuocdantoc.vn)